Trong những dịp lễ Tết đầu năm mới, những lễ hội lớn hoặc những sự kiện lớn như khai trương hay khánh tiết, người ta thường có tiết mục biểu diễn múa lân-sư-rồng.
Một mùa Xuân mới lại sắp tới, người dân cả nước lại chuẩn bị nhộn nhịp tưng bừng với các dịp lễ hội đầu năm đầy màu sắc ấm áp của nghệ thuật truyền thống. Và hẳn chúng ta ai cũng biết, sẽ không thể thiếu múa lân sư rồng với những tiếng trống hội rộn rã vang khắp không gian.
Múa lân-sư-rồng là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu, vì ba con thú này tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hanh thông...
"Độc chiếm ngao đầu" - Một con lân biểu diễn, thể hiện tài tả xung hữu đột, tiến thoái nhịp nhàng, bộ pháp hùng dũng, nhảy cao, trèo giỏi, tượng trưng cho cái uy, cái dũng của một mãnh tướng, một hảo hán, một vị anh hùng.-"Song hỉ" - Hai con lân cùng biểu diễn, thể hiện niềm hân hoan khoan khoái, tâm đầu ý hợp như loan với phụng, như vợ với chồng, như đất trời và âm dương tương hợp.
- "Tam Tinh" - Ba con lân hợp múa với ba màu vàng, đỏ, đen, thể hiện những điều cầu nguyện của mọi người đạt được điều lành, ba điều tốt là Phúc, Lộc, Thọ.
- "Tam Anh" - Ba con lân cùng múa, diễn tả Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi vừa hùng dũng, vừa có chí lớn, vừa thương yêu, gắn bó với nhau hơn cả anh em ruột thịt cho đến chết.
- "Tứ Quý hưng long" - Bốn con lân cùng múa, gồm bốn đầu lân trắng, vàng, đỏ, đen (hoặc xanh), tượng trưng cho bốn mùa, bốn phương, bốn hiện tượng trong trời đất, diễn tả sự sung mãn, trường thọ, mạnh khỏe và hạnh phúc.
Xem thêm :Lân sư rồng khai trương saigon gold land
Đoàn múa tam linh - Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa “nghệ thuật” với “võ thuật”
Trong các tiết mục múa lân, sư, rồng, thường có rất nhiều người tham gia, tối thiểu là 10 và lớn hơn nữa có thể lên tới 60 người. Số lượng người càng đông thì đòi hỏi sự phối hợp nhuần nhuyễn vào khéo léo càng cao. Điều này thể hiện trong các điệu múa rồng.
Còn các tiết mục múa lân, sư thì các động tác rất mạnh mẽ, dứt khoát, oai hùng và uy nghiêm. Nhưng lại phải bộc lộ được dụng ý chúc tụng trong từng điệu múa.
Xem thêm : Múa lân khai trương Capitaland
Để có được cái lắc đầu lân, những bước di chuyển nhịp nhàng, điệu nhảy thanh thoát, chính xác, đôi bạn múa phải thuộc các bài và đặc biệt là hiểu ý nhau. Một yếu tố quan trọng là sức khỏe, nhất là người cầm đuôi lân vì phải làm trụ vững chắc cho người cầm đầu lân có thể đứng trên người mình múa. Vì vậy, người múa lân phải học võ để có thế đứng tấn vững chắc.
Múa lân không chỉ là yếu tố nghệ thuật mà còn kết hợp với võ thuật. Chân người nghệ sĩ phải trụ vững, sức khỏe phải dẻo dai, đôi tay và hơi thở phối hợp nhịp nhàng, bước trên những trụ sắt nhẹ nhưng nhanh, vững chắc và thăng bằng. Đây đòi hỏi kĩ thuật và sự dày công tập luyện.
Trong biễu diễn tam linh, nếu như múa rồng đòi hỏi sự phối hợp tập thể, thì lân và sư lại đòi hỏi kĩ năng. Ngoài việc lắc và múa đầu lân, sư, người nghệ sĩ còn phải trèo cột, nhảy và múa trên trụ như hoa mai thung. Đây là tiết mục mang lại nhiều hồi hộp cho người xem, bởi có những pha mạo hiểm nhưng chứa những kĩ xảo tuyệt đẹp. Kĩ năng nghệ thuật đó không phải có được trong ngày một ngày hai, mà đòi hỏi sự chăm chỉ tập luyện.
Do vậy đằng sau mỗi một tiết mục biểu diễn tam linh, có rất nhiều mồ hôi, sự khó nhọc và thậm chí là cả máu của những người nghệ sĩ tham gia biểu diễn.
Rạng Danh Việt, đơn vị cung cấp nhân sự sự kiện và múa lân sư rông khai trương chuyên nghiệp!
Hotline: 0901 274 479 (24/7) | Email: lienhe@rangdanhviet.com
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
Bản quyền thuộc về Rạng Danh Việt. Mọi sao chép phải được sự cho phép!
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}