Múa Lân và múa Rồng là hai màn biểu diễn kết hợp cực ấn tượng được trông chờ nhất trong chương trình tất niên. Bữa tiệc hoàn hảo hơn khi người xem chứng kiến những màn nhào lộn , múa lượn uyển chuyển của lân rồng. Tuy nhiên mặc dù thu hút khán giả nhưng hai loại hình trình diễn này có nhiều điểm khác biệt nhất định mà với nhiều người không am hiểu sẽ không nhận ra. Dưới đây là sự phân biệt cơ bản hai điệu múa Lân và Rồng khi biểu diễn chúng trong chương trình tất niên cuối năm.
Ngày nay, múa lân rồng được sử dụng phổ biến trong tiệc tất niên. Đây được xem là món ăn chính trong bữa tiệc đầy sôi động và nhiều màu sắc. Múa lân rồng nhằm mang đến bầu không khí vui tươi, phấn khởi cho sự kiện tất niên. Trình diễn trong tổ chức sự kiện tất niên – tân niên, ngày Tết sẽ khiến người tham dự sự kiện đều hết sức mong đợi.
Múa Lân - Rồng trong các sự kiện phát triển mạnh thu hút ngày càng đông sự chú ý và dõi theo của người xem. Trong mọi các sự kiện như khởi công, Động thổ, Khánh thành, Khai trương, thì múa Lân– Rồng đều góp mặt nhằm mang đến bầu không khí ý nghĩa, diễn đạt sự thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hanh thông… cho các cơ quan, doanh nghiệp.
Ý nghĩa của sự kiện cũng được những màn biểu diễn lân rồng nói thay đó là sự sung túc, an khang cho các doanh nghiệp nhân viên vào ngày cuối năm. Thực tế cho thấy nhiều chương trình tất niên với sự góp mặt của bài múa lân rồng đã mang lại thành công và hiệu ứng ngoài mong đợi cho hầu hết các doanh nghiệp.
Lân và rồng thường được kết hợp biểu diễn với nhau trong đại tiệc cuối năm. Màn kết hợp đầy ấn tượng và độc đáo này đã đem lại sự thích thú và cuốn hút cho khán giả. Tuy là hai loại hình biểu diễn tương trưng cho 02 loài được xem là linh vật nhưng điệu múa dân gian này cũng gặp nhau ở vài điểm cơ bản.
Múa lân, rồng từ trước đến nay đều phải có Ông Ðịa. Hình ảnh Ông Địa xuất phát từ truyền thuyết Ðức Di Lặc đã hóa thân thành con người chế ngự được một quái vật từ dưới biển lên bờ hung ác gây kinh hoàng cho mọi người. Ông Ðịa lấy linh chi thảo trên núi cho quái thú ăn và hàng phục được nó, biến nó từ quái thú ăn thịt sống thành con thú ăn bắp cải và hoa quả. Từ đó, mỗi năm ông Ðịa lại dẫn lân xuống núi chúc Tết mọi người, chứng tỏ quái thú đã thành thú lành, cái ác trở thành cái thiện. Ông Ðịa và con lân đi đến đâu là giáng phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ đón chào trong một bầu không khí thanh bình, hoan lạc.
Xem thêm: Một số dự án múa Lân Sư Rồng - Rạng Danh Việt
Bên cạnh đó, Múa Lân– Rồng cũng giống nhau khi phải có sự góp mặt của tiếng trống, tiếng thanh la, chập chõa. “Tùng cheng, cắc cắc, tùng cheng…” được xem là âm điệu giao hòa của trống, thanh la và chập chõa với điệu trống Thất Tinh Cổ (trống bảy sao) quen thuộc thu hút, khuấy động bầu không khí cuối năm.
Lân có hai loại: loại có sừng và không sừng. Lân không sừng giống hổ, mới là biểu tượng của tháng giêng. Ðầu lân không sừng dùng để múa, thường dính vào sau gáy một miếng vải đỏ , viết chữ Vương lớn và đậm nét, mình lân có vòng đen. Lân có sừng chỉ có một sừng chính giữa nên còn gọi là kỳ lân, đầu tròn lớn, màu thân giống màu đầu lân, được sử dụng để múa nhiều nhất. Lân chỉ chế tạo cái đầu thật công phu, còn mình là vải thêu, viền rất khéo. Còn Sư thì phải chế tạo cả con. Có loại lân đặc biệt, nửa giống lân, nửa giống rồng, nhưng ít xuất hiện trong các buổi trình diễn.
Múa lân và rồng đều xuất phát từ Trung Quốc, thịnh hành trong các điệu múa dân gian đến dùng biểu diễn chính thức như một loại hình biểu diễn nghệ thuật tất niên. Sự khác biệt giữa múa lân và rồng cũng chính là lí do khiến điệu múa này trở nên độc đáo và hấp dẫn người xem trong đêm tiệc tất niên.
Về cơ bản hình dáng của 02 loại này đều rất riêng đậm nét cá tính của linh vật. Rồng được chia thành ba loại: Rồng tơ được chế tạo bằng vải gắn chặt vào cây cứng để múa, rồng tròn được làm bằng giấy cứng, có bụng tròn và dài, rồng cứng chỉ dùng để rước, khiêng, chứ không để biểu diễn. Rồng có kích thước dài hơn nên được thiết kế khéo léo và mất nhiều thời gian hơn so với đầu lân.
Múa lân chỉ chế tạo cái đầu thật công phu, còn mình là vải thêu, viền rất khéo. Có loại lân đặc biệt, nửa giống lân, nửa giống rồng, nhưng ít xuất hiện trong các buổi trình diễn.
Người biểu diễn lân hay rồng cho thấy rõ sự chênh lệch lực lượng. Múa lân hoặc Sư chỉ cần hai người thể hiện sự linh hoạt. Thế nhưng múa Rồng thì phải có nhiều người tập rất công phu để thể hiện được các động tác đồng bộ khi rồng uốn khúc, rồng phóng tới, rồng đảo lại. Múa rồng ít nhất cũng có 06 người nhiều cũng độ 20 chục người, thậm chí 30 chục người, cùng điều khiển con rồng phô diễn thần oai.
Xem thêm: Lân Sư Rồng cho tiệc Tất Niên cuối năm náo nhiệt
Dù có cách tân, cách điệu, Sư và Rồng vẫn không có màu sắc phong phú bằng lân. Lân mang nhiều sắc mặt: Trắng, vàng, đỏ, xanh, đen. Đầu lân được ưa chuộng nhất là trắng, đỏ và đen. Rồng thường chủ yếu là màu vàng đặc trưng hoặc điểm tô thêm vài màu sắc khác như đỏ, đen không đáng kể.
Nếu Sư tử hí cầu đã là một nghệ thuật múa cao độ thì Long Lân tương hội được xem là một nghệ thuật độc đáo vừa nhuần nhuyễn, mạnh mẽ, vừa mang ý nghĩa hạnh phúc giao hòa, bao hàm sức sống mãnh liệt của sự đoàn kết. Máu lân và rồng khi kết hợp cùng nhau sẽ tạo nên một hiệu ứng tuyệt vời xem mãi cũng không chán, thể hiện sự hùng khí dâng cao. Sự khác biệt này đã khiến chương trình tất niên thêm độc đáo và có điểm nhấn với những pha biểu diễn đặc sắc.
Rạng Danh Việt là công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp tại TP Hồ Chí Minh, bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp nhân sự sự kiện và thiết bị sự kiện.
Nếu bạn cần đoàn múa Lân Sư Rồng chuyên nghiệp cho sự kiện trọng đại của bạn thì vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua:
Số điện thoại: 0901 274 479 | Email : lienhe@rangdanhviet.com
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
Bản quyền thuộc về Rạng Danh Việt. Mọi sao chép phải được sự cho phép!
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}