Múa Lân Sư Rồng là tiết mục luôn được khán giả trông chờ và hy vọng nhất trong buổi lễ tất niên cuối năm. Với nhiều doanh nghiệp đây được xem là tiết mục đặc sắc của buổi lễ góp phần tạo nên hiệu ứng thành công cho chương trình. Hòa quyện giữa truyền thống và tâm thức, múa lân sư rồng từ lâu đã trở thành một thành tố không thể thiếu vắng trong các lễ hội hiếu hỉ hiện đại. Bài viết dưới đây là tất tần tật về những điều thú vị mà bạn chưa từng biết về loại hình nghệ thuật biểu diễn này.
Múa lân sư rồng là một bộ môn nghệ thuật múa dân gian đường phố có khởi nguồn từ Trung Quốc, thường được biểu diễn phổ biến vào dịp lễ hội, Tết Trung Thu, Nguyên Đán và trong các sự kiện khai trương. Đây được xem là điệu múa có sự tổng kết hợp của ba con thú linh thiêng, tâm linh là sư tử, lân và rồng kết hợp hài hòa giữa công phu thâm hậu của võ thuật, sự chính xác uyển chuyển sự khéo léo, cẩn trọng. Ba con thú này tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hạnh thông... Khi mà biểu diễn có sự xuất hiện bài tổng thể với ba dạng thú này thì đó không những là nghệ thuật trong dân gian mà còn là sự tranh tài giữa các đội múa.
Múa lân sư rồng ra đời gắn liền với ông Địa. Trong màn trình diễn múa lân, sư, rồng, không thể thiếu Ông Địa, một người bụng phệ mặc áo dài đen, tay cầm quạt giấy to phe phẩy, mang mặt nạ ông địa đầu hói tròn cười toe toét đi theo giỡn lân, giỡn khách xem múa hoặc mua vui cho gia chủ. Ông Địa được cho là hiện thân của Đức Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng tươi vui hiền lành. Ông Địa giáng xuống trần thu phục lân khi chúng phá hoại dân lành. Địa vuốt ve lân và lân mơn trớn ông Địa, thể hiện được tình cảm hòa hợp giữa loài vật và loài người trong một bầu không khí thanh bình, hoan lạc.
Múa lân sư rồng là màn biểu diễn của sự kết hợp giữa các màn trình diễn đơn lẻ là lân, sư và rồng. Mỗi màn biểu diễn nghệ thuật đơn lẻ của từng con thú trong sự hài hóa cái tổng thể đã tạo nên sức hút bất ngờ cho người xem.
Lân là một con vật quen thuộc nằm trong tứ linh theo quan niệm của ông cha ta ngày trước. Lân được biết đến với hai loại là loại có sừng và không sừng. Lân không sừng giống hổ là biểu tượng của tháng giêng, thường dính vào sau gáy một miếng vải đỏ, viết chữ Vương lớn đậm nét, mình lân có vòng đen, được dùng để múa. Lân có sừng một sừng chính giữa nên còn gọi là kỳ lân, đầu tròn lớn, hay được sử dụng để múa nhất.
Xem thêm: Múa Lân Sư Rồng cho tiệc Tất Niên cuối năm thêm náo nhiệt
Đám múa lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Đầu lân có một chiếc đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có trống ông Địa, thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân. Có nhiều kiểu múa lân phổ biến hiện nay như Độc chiếm ngao đầu, Song hỉ, Tam Tinh, Tứ quý hưng long... đều được trình diễn ở các dạng sân khấu khác nhau và tạo tình cảm tốt đẹp trong lòng người xem.
Múa sư tử cũng là một màn trình diễn đặc sắc trong tổng thể lân sư rồng. Múa sư tử khác lân ở chỗ là người múa núp kín thân mình trong bụng sư tử giả và sư tử thì không có sừng. Một tiết mục múa sư cơ bản bao gồm 4 người: 2 người múa, 1 người đánh trống, 1 người cầm quả cầu. Nhịp trống Bắc Kinh sẽ là giai điệu chủ chốt để dẫn dắt sự di chuyển khéo léo của những chú sư.
Múa rồng của người Hoa xuất hiện muộn hơn hai loại hình múa kia nhưng lại là mảnh ghép tuyệt vời trong bài múa lân sư rồng. Ban đầu múa Rồng chỉ xuất hiện trong tết Nguyên Tiêu và các dịp lễ hội sau vụ thu hoạch mùa thu. Xét về nguồn gốc sâu xa thì Phước Châu (Phúc Kiến, Trung Quốc) là nơi được coi là cái nôi của nghệ thuật múa rồng, tổ chức đội múa từ các thanh niên công nhân trong xưởng của ông Trần Bồi. Rồng để múa cũng có nhiều dạng như rồng tơ, tròn và rồng cứng. Rồng hiện nay được biết có đến hơn 30 điệu khác nhau làm người xem thích thú trước sự biến hóa.
Là một nét sinh hoạt và loại hình nghệ thuật dân gian quen thuộc, tuy nhiên ngày nay múa lân sư rồng được nhìn nhận ở cấp cao hơn vì được các doanh nghiệp sử dụng khi tổ chức các sự kiện tất niên lớn. Những màn biểu diễn lân sư rồng được người dự tất niên vô cùng thích thú, đây được xem là điểm nhấn cho chương trình cuối năm.
Múa lân sư rồng nhằm mang đến bầu không khí vui tươi, phấn khởi cho sự kiện tất niên. Trình diễn trong tổ chức sự kiện tất niên – tân niên, ngày Tết sẽ khiến người tham dự sự kiện đều hết sức mong đợi. Ý nghĩa của sự kiện cũng được những màn biểu diễn lân sư rồng nói thay đó là sự sung túc, an khang và thịnh vượng. Thực tế cho thấy nhiều chương trình tất niên với sự góp mặt của bài múa lân sư rồng đã mang lại thành công và hiệu ứng ngoài mong đợi cho hầu hết các doanh nghiệp.
Nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ tổ chức sự kiện chuyên nghiệp tại Rạng Danh Việt, xin vui lòng liên hệ thông qua:
Số điện thoại: 0901 274 479 | Email : lienhe@rangdanhviet.com
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
Bản quyền thuộc về Rạng Danh Việt. Mọi sao chép phải được sự cho phép!
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}