Tổ chức sự kiện Trung thu từ lâu vốn đã trở thành phong tục ý nghĩa của người Việt vào ngày rằm tháng tám hằng năm. Tết Trung thu cũng được xếp vào ngày lễ cổ truyền của dân tộc tuy nhiên, đến bây giờ, người đời vẫn chưa xác minh rõ ràng nguồn gốc thậm chí hiểu trọn vẹn ý nghĩa của ngày lễ này. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ tường tận về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung thu.
Lí giải về nguồn gốc của Tết Trung thu, có nhiều sự tích được đưa ra để minh bạch về ngày tổ chức lễ trung thu. Nhiều người đến nay vẫn còn tranh cãi về việc Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa.
Hiện nay có ba truyền thuyết chính được mọi người biết đến nhiều nhất để nói về ngồn gốc của Trung thu là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.
Ở Trung Hoa, Tết Trung Thu đã có từ thời Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng), đầu thế kỷ thứ 8. Theo truyền thuyết, sau khi dẹp xong An Lộc Sơn, Đường Minh Hoàng nhớ thương Dương Quý Phi không nguôi.
Đêm rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, một vị tiên xuất hiện tình nguyện đưa vua đi gặp Quý Phi. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chấm mặt đất, nhà vua trèo lên cầu vồng đi lên cung Quảng, nhìn thấy Quý Phi xưa trong đoàn vũ. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, đặt ra tết Trung Thu.
Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là Tết Ngắm Trăng.
Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng trong dịp Tết Trung thu đã có từ thời Bắc Tống ở Trung Quốc, cách đây trên 1.000 năm.
Tổ chức lễ Trung thu ở Việt Nam dần trở thành một phong tục lâu đời nhưng lại được lí giải về nguồn gốc ra đời theo rất nhiều cách khác nhau.
Theo quan niệm của người Á Đông: Họ coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng. Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng.
Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng Tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa Đọi 1121), người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu.
Ngày tết Trung thu cũng được diễn tả trong tục: “ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc, sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp”.
Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.
Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả.
Theo Âm lịch, ngày 15 tháng 8 là chính giữa mùa thu được coi là ngày "lành" để làm lễ tế thần mặt trăng.
Ý nghĩa của ngày lễ Trung Thu cũng vô thiêng liêng và thấm đượm tinh thần của tổ tiên, dân tộc.
Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn quan niệm về mối liên hệ giữa cuội đời và vầng trăng. Trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay.
Cũng từ đó trong ngày vui này, theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau, thể hiện sự yêu thương thuận hòa, hiếu thảo. Cha mẹ, ông, bà bày cỗ cho con, cháu mừng trung thu, mua và làm lồng đèn thắp bằng nến trong nhà để con, cháu rước đèn. Cỗ mừng tết trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa.
Tết Trung thu trước kia là tết của người lớn, dần dần trở thành Tết của trẻ em. Đây cũng là dịp trẻ em được vui chơi, rước đèn, nhận những món quà ý nghĩa…
Xem thêm : Trung Thu xưa và nay có những khác biệt?
Trung thu được diễn ra với bao ý nghĩa thiêng liêng và nhân văn. Ngày nay trung thu vẫn được tổ chức hàng năm và giữ vẹn nguyên những ý nghĩa vốn có của nó được tổ tiên, cha ông ta gửi gắm. Tổ chức sự kiện trung thu đối với các doanh nghiệp là cách để giữ gìn và phát huy những nghi lễ truyền thống của người xưa đồng thời mang đến không khí đầm ấm chan hòa cho mọi người trong công ty, doanh nghiệp.
Rạng Danh Việt tự hào vì có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện cùng phong cách làm việc chuyên nghiệp hiểu quả tự tin sẽ mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng và tin tưởng.
Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ tổ chức sự kiện Trung thu chất lượng tại Rạng Danh Việt gọi ngay 0901 274 479 để bạn được một buổi lễ trung Thu thật thành công và diễn ra tốt đẹp.
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
Bản quyền thuộc về Rạng Danh Việt. Mọi sao chép phải được sự cho phép!
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}