Tổ chức sự kiện Trung Thu từ lâu vốn đã trở thành phong tục ý nghĩa của người Việt vào ngày rằm tháng tám hằng năm. Trong dịp Tết Trung thu, ngoài các hoạt động tổ chức vui chơi, giải trí cho trẻ em liên quan đến các trò chơi dân gian truyền thống thì múa lân sư rồng trung thu được xem là yếu tố đặc sắc không thể thiếu tạo nên không khí rộn ràng, nhộn nhịp.
Trung thu ngày nay không còn ý nghĩa thưởng trăng uống trà mà nó đã trở thành ngày hội của mọi gia đình nhất là đối với trẻ em.
Vào mỗi dịp Trung thu, các tổ chức, doanh nghiệp lại tổ chức sự kiện Trung thu cho thiếu nhi để các bé là con em của cán bộ, nhân viên cơ quan nhằm giúp chúng vui chơi, thể hiện văn hóa của công ty, doanh nghiệp.
Xem thêm : tổ chức sự kiện Trung Thu tại City Gardent
Không chỉ mang ý nghĩa nhân văn như sự đoàn viên, tình thân, lòng hiếu thảo… mà sự kiện Trung thu thể hiện những giá trị thiết thực của đời sống nhân viên. Dịp lễ là tạo một cái cớ hoàn hảo, tự nhiên nhằm mang hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm có thể tiếp cận tối đa và gần gũi đến với khách hàng. Cũng thông qua sự kiện uy tín và niềm tin doanh nghiệp của người dùng cũng tăng lên đáng kể.
Không những thế, hình ảnh công ty trong mắt nhân viên cũng được cải thiện và tăng lên đáng kể. Nhân viên công ty cảm kích trước sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp đối với gia đình vào các dịp lễ tết, từ đó nâng cao trách nhiệm làm việc, gắn bó với công ty và tăng tình cảm đoàn kết hợp tác giữa các nhân viên. Tổ chức sự kiện Trung thu là sân chơi giao lưu giữa các gia đình, cơ hội để các bé có thể gặp gỡ bạn mới, rèn luyện bản thân và hòa đồng vào không khí sự kiện.
Tết Trung thu mà không có tiếng trống, có các tiết múa lân sư rồng thì sẽ thiếu đi không khí vui tươi đặc trưng của ngày lễ này.
Vào những ngày này, đường phố ngập tràn ánh sáng của những chiếc đèn ông sao, những tiếng trống thùng thình vang lên khắp nơi. Tết Trung thu, nơi đâu cũng vang lên tiếng trống, tiếng chập chõa,… vì nơi đó có những chú lân sư rồng rực rỡ xuất hiện tưng bừng, rộn ràng trong tiếng reo hò thích thú của trẻ nhỏ. Trẻ em đôi khi còn tinh nghịch, quấn quýt sau lưng, lon ton chạy theo những chú lân hay cười tươi rói nhưng Ông Địa.
Xem thêm : tổ chức sự kiện trung thu tại Chung cư Hoàng Anh Gia Lai
Nghệ thuật múa lân sư rồng đòi hỏi các nghệ sĩ biểu diễn phải là những người biết võ, thật sự đam mê và kiên trì bởi lẽ để có thể biểu diễn thành thạo một bài biểu diễn với nhiều động tác khó, đòi hỏi sức khỏe, kỹ thuật cao người tập luyện phải đổ mồ hôi và công sức rất nhiều và cũng đòi hỏi niềm đam mê, kiên trì, tinh thần đoàn kết của một tập thể, khả năng sáng tạo.
Trong tổ chức sự kiện Trung thu, một bài múa lân sư rồng sẽ trở nên khô cứng, vô hồn nếu người biểu diễn không biết thả hồn vào chính những con lân, con sư, con rồng khoác trên người và hay do thiếu sự hòa quyện uyển chuyển giữa những bước kết hợp với nhịp trống, phách đầy rộn rã. Tuy các tiết mục biểu diễn trên sân khấu chỉ 10 – 15 phút nhưng nghệ sĩ biểu diễn đôi khi phải tập luyện cả năm trời. Đây là một nghề đầy vất vả, đôi lúc cũng lắm nguy hiểm.
Nét đặc sắc chính là sự hòa quyện trong từng bước chuyển mình uyển chuyển của con lân, sư, rồng nó sẽ tạo nên sự ăn ý, thống nhất cao của bài biểu diễn, khiến bài biểu diễn sống động, hấp dẫn, thu hút người xem. Bên cạnh đó, hình ảnh ông Địa, miêng cười toe toét, tay cầm quạt, mang mặt nạ đi theo giỡn lân, giỡn khách xem múa để tạo nên yếu tố hài hước, dí dỏm cho bài múa.
Múa lân, sư, rồng trong dịp Tết Trung thu được xem là mang tới điềm lành, tiếng cười cho không chỉ cho trẻ em mà cả người lớn vì ba con vật này tượng trưng cho điềm lành, cho sự thịnh vượng, phát đạt...
Múa Lân - Sư - Rồng không những là nghệ thuật trong dân gian mà còn là sự tranh tài với nhau giữa các đội múa. Tùy theo không gian rộng hay hẹp, tùy theo ý nghĩa của dịp lễ hội, đội Lân-Sư-Rồng biểu diễn từng bài, từng cách múa cho phù hợp. Có thể phối hợp múa lân với sư, múa lân với rồng hoặc phối hợp cả ba thể loại với nhau.
Múa sư tử thì khác múa lân, người múa núp kín thân mình trong bụng sư tử giả và sư tử thì không có sừng. Một tiết mục múa sư của người Hoa gồm 4 người: 2 người múa, 1 người đánh trống, 1 người cầm quả cầu. Trống trong múa Sư được đánh theo nhịp khác với múa Lân, người ta gọi nhịp trống trong múa Sư là nhịp trống Bắc Kinh.
Múa rồng của người Hoa xuất hiện muộn hơn múa lân và múa sư. Trước khi có điệu múa rồng còn có điệu múa loan hoàng và phượng hoàng nhưng ít phổ biến bằng (loan là mái, phượng là trống). Lúc đầu múa Rồng chỉ xuất hiện trong tết Nguyên Tiêu và các dịp lễ hội sau vụ thu hoạch mùa thu.
Múa lân hoặc Sư chỉ cần hai người, nhưng múa Rồng thì phải có nhiều người tập rất công phu để thể hiện được các động tác đồng bộ khi rồng uốn khúc, rồng phóng tới, rồng đảo lại. Múa rồng cần ít nhất 6 người, hoặc nhiều cũng đến 20-30 người cùng điều khiển con rồng phô diễn thần oai..
Lân sư rồng là nét đặc sắc được các doanh nghiệp lựa chọn khi tổ chức sự kiện Trung thu. Tuy nhiên, chỉ mỗi tiết múa lân sư không thể tạo nên thành công và sự trọn vẹn của cả chương trình mà phải cần đến một đối tác thực hiện chuyên nghiệp.
Rạng Danh Việt tự hào vì có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện cùng phong cách làm việc chuyên nghiệp hiểu quả tự tin sẽ mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng và tin tưởng.
Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ tổ chức sự kiện Trung Thu tại Rạng Danh Việt gọi ngay 0901 274 479 hoặc gửi email : lienhe@rangdanhviet.com để có được một buổi lễ trung Thu thật thành công và diễn ra tốt đẹp.
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
Bản quyền thuộc về Rạng Danh Việt. Mọi sao chép phải được sự cho phép!
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}