Mỗi dịp tết đến là hình ảnh ông đồ ngồi cầm bút viết thư pháp lại hiện ra trong mắt mọi người. Đây được coi là nét đẹp văn hóa của người Việt mỗi khi tết đến xuân về. Người người mong muốn được nhận chữ thư pháp do ông đồ viết tặng với ý nghĩa cầu cho năm mới bình an và tốt đẹp. Vì thế, khi tổ chức tất niên, hình ảnh ông đồ góp mặt trong đêm tiệc sẽ phần nào mang đến bầu không khí tết rộn ràng.
"Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua"
Vào dịp Tết đến có rất nhiều doanh nghiệp, công ty tổ chức tiệc để ăn mừng một năm kinh doanh đầy thắng lợi. Thay lời tri ân đến các đối tác và nhân viên, công ty chọn cách tặng quà bằng tặng chữ thư pháp cho chính tay ông đồ viết.
Các món quà tặng thư pháp thật sự ý nghĩa cho nhân viên và đối tác. Tranh thư pháp mà người kinh doanh sử dụng cũng là một trong những vật phẩm phong thủy có giá trị. Và cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về thì chúng ta lại bắt gặp hình ảnh ông đồ bày mực tàu, giấy đỏ tặng chữ, tặng tranh.
Người nhận được tranh thư pháp có thể dùng để trang trí cho ngôi nhà của mình thêm phần sang trọng, ấm áp, những câu chúc chữ phong thủy cũng như là để giúp thể hiện nho giáo, trang nhã.
Hiện nay, người chơi chữ đa phần chạy theo trào lưu mà không mấy người để ý đến ý nghĩa đích thực của việc xin chữ đầu năm. Tranh thư pháp là một nghệ thuật và người viết tranh là một nghệ sĩ. Người cho chữ cũng không còn mấy người giữ được cái tâm của ông đồ Nho ngày nào. Người cho chữ thì biến nó thành một nghề kiếm sống, người đi xin chữ thì quan niệm đây là một thú chơi theo mốt. Thành thử người xin và người cho chữ giống hệt người mua kẻ bán ngoài chợ. Cảnh "tiền trao cháo múc" diễn ra ở "phố ông đồ" khiến không ít những thầy đồ chân chính buồn lòng.
Theo tục xin chữ ngày xưa, khi viết chữ xong, người xin chữ muốn thể hiện tâm ý thì tự nguyện biếu thầy một cái gì đó. Bây giờ, người xin chữ cũng nên như vậy. Vì những người đi xin chữ lấy may, ai cũng quý công sức các thầy đồ bỏ ra nên không mấy khi họ để thầy thiệt. Người cho chữ càng phải như vậy, nếu không có cái tâm và cái tầm thì không nên làm nghề cho chữ. Bởi nếu không, nó làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của tục lệ này.
Ngày nay, việc cho chữ đã bị thương mại hóa một cách mạnh mẽ, làm mai một ý nghĩa cao quý và thiêng liêng của tục này. Ý nghĩa của việc cho chữ nằm ở chữ "duyên". Bởi lẽ, người thầy cho chữ và người xin chữ đều phải có tâm, Tâm và chữ tương thông thì ý nghĩa của chữ mới hoàn chỉnh. Hiện nay, tục cho chữ lại nằm ở việc "tiền vào - chữ ra" nên đã đánh mất ý nghĩa ban đầu. Mối quan hệ ông đồ và người xin chữ trở thành người bán - kẻ mua.
Phong tục cho chữ vào các dịp Tết, hay khi tổ chức bữa tiệc cuối năm đều là một hoạt động mang đậm tính hoài cổ và trang trọng. Tục cho chữ được tiến hành đơn giản, thựch hành viết chữ theo mong muốn của người xin. Sau khi trình bày nguyện vọng, mong ước trong năm nay như thi cử hay hôn nhân, xây nhà… người cho chữ sẽ viết tặng những chữ phù hợp. Chữ tặng có được viết bằng màu mực nước, in trên giấy đỏ, có thể viết bằng chữ Hán hoặc chữ thư pháp. Đôi khi người cho chữ có thể giành thời gian viết trước những con chữ mình muốn tặng và trao cho người nhận khi gắp mặt vào dịp tết hay tất niên cuối năm.
Cho chữ là một phong tục dung dị nhưng ẩn chứa trong đó bề sâu văn hóa, không phải thứ xô bồ, cẩu thả. Tục cho chữ còn ở cấp cao hơn khi người xin chữ có nhu cầu cao hơn như xin chữ treo lâu dài trong nhà, xin chữ làm hoành phi, câu đối khi đó các nhà Hán học uyên thâm, các nhà thư pháp chuyên nghiệp sẽ cho chữ bảo đảm hay cả về ý nghĩa, nội dung và đẹp về hình thức.
Phong tục cho chử vào dịp tất niên, lễ tết là một tong những hoạt động trang trọng và cao quý đối với người cho và nhận chữ. Những con chữ được cho là sự hàm chứa biết bao ý nghĩa của người viết. Đây cũng là cách thể hiện tình cảm tấm lòng của nhiều doanh nghiệp hiện nay khi tổ chức sự kiện tất niên, tân niên.
Xem thêm : cho thuê ông đồ viết thư pháp
Tùy vào cá tính, nghề nghiệp, lứa tuổi mà người ta thường xin những chữ khác nhau. Tương tự, tuy vào nhu cầu và tính cách mà người cho chữ lại viết những con chữ mang ý nghĩa khác nhau. Người đi học thường được cho chữ Trí, Tài, Đăng khoa... Người buôn bán, kinh doanh được ban chữ Lộc, Tín, Phát... Người cầu thành công có được chữ Thành, Đạt,… hay người muốn rèn khả năng chịu đựng thì được tặng cho chữ Nhẫn...
Các chữ được xin thường là chữ Nho - đây là truyền thống từ xưa tới nay. Chỉ đến gần đây, người ta mới xin cả chữ Quốc ngữ vì loại chữ này có ưu thế là thông dụng, dễ đọc, dễ hiểu. Còn các chữ Nho không chỉ có mặt chữ lạ lẫm với phần lớn mọi người, lại mang nhiều tầng ý nghĩa.
Phong tục cho chữ của các ông đồ vẫn còn duy trì đến ngày nay, thể hiện một nét văn hóa đẹp. Những người chuộng chữ nghĩa, yêu thích cái đẹp, khát khao được sở hữu một vật có ý nghĩa về treo trong nhà, hâm nóng thêm một nét nhân văn trong văn hóa Việt đã một thời bị phai nhạt.
Ngày nay đối với doanh nghiệp, thần lực trên đầu bút của những người tặng chữ cho khách hàng, nhân viên là một sự tri ân và quý trọng sâu sắc của quý công ty vào các dịp tổ chức tất niên.
Bạn muốn sự góp mặt của ông đồ trong tiệc tất niên của công thì thì hãy liên hệ công ty tổ chức sự kiện Rạng Danh Việt thông qua:
Hotline: 0901 274 479 | email : lienhe@rangdanhviet.com
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
Bản quyền thuộc về Rạng Danh Việt. Mọi sao chép phải được sự cho phép!
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}